Teen Online

Đưa bố mẹ lấm lem bùn đất vào ảnh, lớp học gây xúc động mạnh: Chẳng phải ý nghĩa thực sự của kỷ yếu là đây sao?

3 năm trước | 0 bình luận | Kênh 14 | 169 lượt xem

Mỗi mùa bế giảng đi qua, chúng ta lại chia tay với 1 lứa học sinh để họ bắt đầu tìm đến những chân trời mới, bắt đầu hành trình theo đuổi ước mơ về ngành nghề mà mình đã chọn. Và để đánh dấu cột mốc quan trọng này, những năm gần đây, học sinh cuối cấp rộ lên trào lưu chụp ảnh kỷ yếu, ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của bản thân với tư cách là một học sinh bên cạnh thầy cô, bạn bè.

Đủ mọi thể loại concept độc, lạ từ phong cách phương Đông đến những bộ ảnh chất Tây, từ cảm hứng lịch sử, văn học đến ý tưởng chất chơi, cool ngầu. Có bộ ảnh ngốn một số tiền không hề nhỏ, lên tới hàng chục triệu đồng khiến dân mạng phải há hốc mồm. Thế nhưng, có một điều là, suốt 12 năm học hành, người luôn bên cạnh và theo dõi chúng ta là gia đình, nhưng hiếm lắm mới thấy một bộ ảnh kỷ yếu có sự xuất hiện của cha mẹ. Dần dần, các bộ ảnh không còn lưu giữ được những ý nghĩa thực sự của "kỷ yếu".

Nhưng mới đây, giữa vô vàn album sắc màu khác, những tấm ảnh kỷ yếu của một lớp học đã được dân mạng chú ý, không phải vì concept gì quá độc lạ và khác biệt, mà là vì bộ ảnh đã làm được điều mà chưa có album nào trước đó làm được. Đó là những khoảnh khắc của những học sinh mặc áo tú tài, rạng rỡ khoe thành tích bên sự vất vả của cha mẹ.

Đưa bố mẹ lấm lem bùn đất vào ảnh, lớp học gây xúc động mạnh: Chẳng phải ý nghĩa thực sự của kỷ yếu là đây sao? - Ảnh 1.

n

Đưa bố mẹ lấm lem bùn đất vào ảnh, lớp học gây xúc động mạnh: Chẳng phải ý nghĩa thực sự của kỷ yếu là đây sao? - Ảnh 2.Đưa bố mẹ lấm lem bùn đất vào ảnh, lớp học gây xúc động mạnh: Chẳng phải ý nghĩa thực sự của kỷ yếu là đây sao? - Ảnh 3.

Được biết, bộ ảnh này là do thầy Phạm Văn Thông và học sinh Nguyễn Quang Huy của trường THCS-THPT Ngô Văn Nhạc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thực hiện cho các bạn thuộc lớp 12A1. Chia sẻ với chúng tôi, thầy cho biết mục đích lớn nhất khi thưc hiện bộ kỷ yếu này là cho học sinh hiểu được ý nghĩa của kỷ yếu là gì. 

Thầy chia sẻ: "Ngày nay đa số học sinh ở thành thị khi tham gia chụp ảnh kỷ yếu điều muốn khoe ra sự chịu chơi và chịu chi của mình. Thầy muốn học sinh hiểu rằng sau khi chụp xong 1 bộ ảnh thì bộ ảnh nó đem lại điều gì cho các em, giúp các em nhận ra giá trị thật sự là gì. Ngày nay, ít khi học sinh nghĩ về cha mẹ. Mỗi mùa thi đến, cha mẹ chính là người lo cho con cái họ nhất. Không ai hiểu được niềm trăn trở của họ đâu. Khi con cái đậu rồi... thì họ vỡ òa niềm vui. Thầy muốn ghi lại những cảm xúc của các bậc phụ huynh này với con cái của họ nên đã quyết tâm thực hiện bộ ảnh này!"

Bộ ảnh được thực hiện trong một thời gian khá dài, khoảng 1 tháng nhưng đến nay vẫn chưa kết thúc vì còn nhiều học sinh chưa thể chụp kịp. Thầy cho biết, sắp tới, sau khi đã kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, thầy và Quang Huy sẽ tiếp tục dự án này. Trường THCS & THPT Ngô Văn Nhạc là một điểm trường thuộc vùng khó khăn của tỉnh Tiền Giang, giao thông đi lại không thuận lợi, nhất là trong mùa mưa. Đa phần các gia đình của học sinh đều làm các nghề chân tay, làm nông rất vất vả. Do vậy mà việc thực hiện bộ ảnh cũng gặp không ít khó khăn.

Chi sẻ về một kỷ niệm đáng nhớ xuyên suốt quá trình thực hiện bộ ảnh, thầy Thông tâm sự: "Thầy nhớ nhất là trường hợp 1 em học sinh nam học rất giỏi nhưng nhà rất nghèo. Ba đi bán vé số... Thầy có hứa là sẽ đến tận nhà chụp cho em ấy và ba của em. Nhưng ba em ấy bán vé số từ sáng đến chiều, khi nào may mắn thì mới hết sớm. Còn nếu bữa nào mưa gió thì phải về trễ... Nên thầy không thể chủ động đến nhà chụp được. 

Có khi ba em ấy về sớm thì thầy lại bận và ngược lại. Thật ra chú ấy rất muốn cùng con trai mình có 1 tấm hình cuối năm. Nhưng cũng khó mà nghỉ bán 1 ngày vì chú ấy là trụ cột của gia đình. Nếu vì 1 tấm ảnh mà ảnh hưởng đến thu nhập rồi lấy gì lo cho cả nhà ngày đó? Nhìn chú ấy tội lắm. Nên cứ như vậy mà đến nay thầy chưa chụp đc cho 2 cha con".

Đưa bố mẹ lấm lem bùn đất vào ảnh, lớp học gây xúc động mạnh: Chẳng phải ý nghĩa thực sự của kỷ yếu là đây sao? - Ảnh 7.Đưa bố mẹ lấm lem bùn đất vào ảnh, lớp học gây xúc động mạnh: Chẳng phải ý nghĩa thực sự của kỷ yếu là đây sao? - Ảnh 8.

Không cần xa hoa lộng lẫy, không cần chi phí đắt tiền, nhưng bộ ảnh của thầy Thông cùng nam sinh Huy thực hiện đã chiếm trọn trái tim của những người từng xem qua. Suốt những năm tháng lao nhọc và tảo tần, thì thứ khiến người cha người mẹ vui nhất có lẽ chẳng gì ngoài thành tích học tập của con cái, được nhìn con nên người và đỗ đạt.

Không có định nghĩa hay quy củ nào cho ảnh kỷ yếu của học sinh thời nay, vì thế hệ 10x, các bạn được tiếp cận với nhiều điều mới mẻ hơn. Nhưng trên hết, chẳng phải kỷ yếu nằm ở việc lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp đẽ cuối cùng của tuổi học trò hay sao? Và khoảnh khắc ấy sẽ trở nên thật sự trọn vẹn vì có gia đình và cha mẹ ở bên.

Ảnh: Thầy Phạm Văn Thông - Giáo viên THCS-THPT Ngô Văn Nhạc (Tiền Giang)

Theo Kênh 14
Đưa bố mẹ lấm lem bùn đất vào ảnh, lớp học gây xúc động mạnh: Chẳng phải ý nghĩa thực sự của kỷ yếu là đây sao?