Giáo dục

Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm

3 năm trước | 0 bình luận | Giáo dục thời đại | 185 lượt xem
(Ảnh minh họa)(Ảnh minh họa)

Quy định nêu rõ HS có nguyện vọng học thêm trong nhà trường phải viết đơn xin học thêm; cha mẹ HS hoặc người giám hộ có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.

Hiệu trưởng nhà trường tổ chức tiếp nhận đơn xin học thêm của HS, phân nhóm HS theo học lực, phân công GV phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của HS.

GV có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của GV theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách GV dạy thêm, phân công GV dạy thêm, xếp thời khóa biểu dạy thêm phù hợp với học lực của HS.

Việc thu và quản lý tiền học thêm trong nhà trường cũng được quy định rõ ràng:  Mức thu phải do cha mẹ HS và nhà trường thỏa thuận. Mức thu tối đa của một HS cho một tiết học thêm không quá tổng tiền lương thực nhận trong tháng của tổng số GV tham gia dạy thêm chia tổng số GV tham gia dạy thêm.

Mức chi gồm: thù lao cho GV trực tiếp giảng dạy 80%; Trả tiền điện nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ dạy thêm, học thêm 15%; Công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường  5%.

Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm qua bộ phận tài vụ của nhà trường; GV dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm…

Trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm thuộc về Sở GD&ĐT; Sở ban ngành liên quan; UBND cấp huyện; Phòng GD&ĐT; Hiệu trưởng, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục.

Trong đó, trách nhiệm của Hiệu trưởng, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải lập hồ sơ tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường và gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm…

Phổ biến, quán triệt các văn bản có liên quan về dạy thêm, học thêm đến viên chức đơn vị mình. Thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp GV ép HS học thêm dưới bất kỳ hình thức nào.

Chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Báo cáo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT kết quả thực hiện dạy thêm, học thêm khi kết thúc năm học hoặc theo yêu cầu đột xuất.

Hoạt động dạy thêm, học thêm chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý giáo dục, thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện theo quy định.

Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức nếu vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.

Từ khóa:

  • # Dạy thêm
  • # học thêm
  • # Sở GD&ĐT Lâm Đồng
  • # đơn xin học thêm
  • # GV dạy thêm
  • Lâm Đồng: Bồi dưỡng trực tuyến 765 cán bộ, giáo viên sử dụng SGK lớp 1

    GD&TĐ - Sở GD&ĐT Lâm Đồng đã phối hợp NXBGD Việt Nam tổ chức “Bồi dưỡng trực tuyến cho CBQL, GV tiểu học sử dụng SGK lớp 1 qua ứng dụng họp trực tuyến Google Meet”. Đợt bồi dưỡng sẽ kéo dài đến 30/6/2020.

  • Lâm Đồng: Tập huấn dạy học lịch sử theo CTGDPT mới
  • Lâm Đồng đo lường sự hài lòng của người dân với dịch vụ giáo dục công
Ý kiến của bạn

Bạn còn 500/500 ký tự

× Nhập thông tin cá nhân Captcha
Theo Giáo dục thời đại
 Lâm Đồng: UBND tỉnh chỉ đạo xử lý các trường hợp giáo viên ép học sinh học thêm